SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
LỘ DIỆN LOẠI SỨA CỰC ĐỘC CÓ THỂ GÂY TỬ VONG NẾU CHẠM KHI TẮM
25

TH 03

530 lượt xem

LỘ DIỆN LOẠI SỨA CỰC ĐỘC CÓ THỂ GÂY TỬ VONG NẾU CHẠM KHI TẮM

Vào mùa hè, nhiều tỉnh thành ven biển thu hút rất đông du khách đến tham quan, tắm biển. Vậy làm thế nào để chúng ta nhận biết sứa độc cắn và cách xử lý tốt nhất.

Có thể gây tử vong nếu tiếp xúc sứa cực độc

Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.

Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.

Theo Viện Hải dương học tại Nha Trang, hiện có nhiều loại sứa độc nếu tiếp xúc với da người có thể gây mẩn ngứa, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Có thể kể ra một số loại sứa độc như sứa bắp cày (độc nhất trong 51 loại sứa hộp). Khi chạm vào loại sứa này, nạn nhân có cảm giác bỏng rát như chạm với thanh sắt nung nóng, đau nhức dữ dội; vùng da tiếp xúc nhanh chóng xuất hiện dấu hiệu phồng rộp, đỏ đậm hoặc tím bầm.

Ngoài ra, còn có các loại sứa như sứa vòng, sứa lửa… Khi chạm vào các loại sứa này, nạn nhân nhẹ thì bị bỏng rát, nặng có thể dẫn đến hoại huyết tế bào tim dẫn đến tử vong do suy tuần hoàn.

                       Phải làm gì khi bị sứa đốt? - Báo Bà Rịa Vũng Tàu Online

Phòng sứa độc thế nào

Theo Ban quản lý Vịnh Nha Trang, hằng năm vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7, khu vực biển Nha Trang thường xuất hiện sứa lửa. Sứa xuất hiện ở biển Nha Trang nhưng theo từng khu vực, theo dòng nước chứ không tập trung một chỗ.

Đối với những trường hợp người dân bị dị ứng sứa, lực lượng cứu hộ của Ban Quản lý vịnh Nha Trang đều tổ chức sơ cứu và cùng gia đình đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế.

Ban Quản lý vịnh Nha Trang khuyến cáo, khi trẻ bị tiếp xúc với sứa độc, người nhà cần đưa nạn nhân ra khỏi vùng nước đang có sứa và nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển hoặc giấm để làm sạch độc tố, không rửa bằng nước ngọt vì làm tổn thương nặng hơn. Có thể chườm đá để giảm đau.

                       Sứa biển có nọc độc nguy hiểm thế nào, cách sơ cứu? - Tuổi Trẻ Online

Rửa vết thương bằng nước biển

Bài viết liên quan
Lên top
0901 558 186
Top