SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
09

TH 12

258 lượt xem

SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Thỉnh thoảng các bạn sẽ thấy tin tức về một vụ tràn dầu trên biển. Tưởng chừng đây là một vấn đề bình thường, không mấy nguy hiểm bởi vì tần suất xảy ra không quá nhiều. Tuy nhiên, sự cố tràn dầu thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, bởi nó làm ảnh hưởng đến môi trường biển (môi trường chiếm 71% bề mặt Trái đất)

1. Tràn dầu là gì?

Tràn dầu là sự cố xảy ra trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm từ dầu, (chẳng hạn như rò rỉ ống dẫn, tai nạn tàu thuỷ, sự cố tại giàn khoan,… ) dẫn đến tình trạng dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế. Số lượng dầu tràn ra tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là tràn dầu.

Trước hết, dầu sẽ nổi trên mặt nước, sau đó loang ra, chủ yếu trên bề mặt nước. Sóng, gió và các dòng chảy đẩy váng dầu lan rộng, ảnh hưởng đến các tầng nước mặt của đại dương, khu vực ven bờ và môi trường sống của các sinh vật nơi chúng đi qua.

Dầu cũng bay hơi một phần, trở nên đặc, nhớt và tạo thành một lớp vàng dàu. Một phần khác có thể tan vào nước, phân tán đến gần như vô hình trong nước, hoặc tạo thành đám bọt dày. Phần khác có thể chìm cùng các hạt vật chất lơ lửng, còn lại kết thành cục hắc ín. Qua một khoảng thời gian dài, rác dầu bị phân hủy bởi ánh mặt trời hoặc vi sinh vật.

                  

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dầu

Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dầu:

  • Tàu chở dầu hỏng hoặc bị mắc cạn. Trong khi cố thoát ra khỏi vùng nước nông, tàu có thể va vào đá ngầm, san hô,… và bị mài thủng khiến một lượng lớn dầu chứa trong tàu tràn vào nước. Tuy sự cố kiểu này được biết đến rộng rãi nhất trên truyền thông, song chúng chỉ chiếm 2% lượng dầu tràn trên biển.
  • Khai thác dầu trên biển. Sự cố tràn dầu có thể đặc biệt nghiêm trọng khi hệ thống ngăn dầu bị hỏng, giàn khoan nổ,… Bên cạnh đó, nhiên liệu dùng trong hoạt động khai thác dầu trên biển cũng có thể rò rỉ vào nước.
  • Nhiên liệu rò rỉ từ các phương tiện di chuyển trên mặt nước như thuyền máy, mô tô lướt sóng,… 
  • Các lỗ rò địa chất dưới đáy biển.

3. Tác hại của tràn dầu

  • Dầu loang rất độc hại đối với cơ thể phần lớn các sinh vật. Một lượng dầu loang tập trung có thể lập tức khiến cá chết hay nhiễm độc hàng loạt. Tuy nhiên ảnh hưởng lâu dài của dầu tràn lên hệ sinh thái có thể còn nghiêm trọng và kéo dài hơn. Dầu làm ô nhiễm chất hữu cơ trong nước biển, làm mất đi nguồn thức ăn, cuối cùng sẽ kìm hãm khả năng sinh sôi của các sinh vật biển.
  • Dầu loang cũng rất có hại cho các loài động vật có vú, bò sát, lưỡng cư và chim sống gần hoặc trong trong đại dương. Chúng có thể bị nhiễm độc do tiếp xúc, nuốt phải; bị ngạt thở, hỏng lớp lông/da giữ nhiệt, hoặc tổn thương hệ thống sinh sản và thay đổi hành vi. Các loài này có thể bị giảm số lượng cá thể hoặc tuyệt diệt. 
  • Khu vực ven bờ biển thường tập trung đông dân cư, phát triển nhiều hoạt động kinh tế như đánh cá, du lịch biển (lặn, bơi, câu cá, du thuyền), cũng như các công viên quốc gia, khu bảo tồn biển,… Dầu tràn gây tác động rất xấu và dai dẳng đến kinh tế-xã hội ở các vùng này.

                   

4. Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu 

Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu quy định tại Điều 4 Quy chế này, cụ thể:

  • Tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu.
  • Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
  • Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
  • Chủ động ứng phó gần nguồn dầu tràn để ngăn chặn, hạn chế dầu tràn ra môi trường. Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa dầu tràn vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
  • Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó.
  • Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
  • Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.

Môi trường biển bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Sự cố tràn dầu còn tốn nhiều thời gian, công sức để thu dọn. Hậu quả nó để lại có thể lên đến hàng chục năm mà chưa giải quyết xong.

Dầu, khí đốt quan trọng với cuộc sống. Tuy nhiên, việc khai thác, vận chuyển cần được quan tâm và cẩn thận hơn nữa, để tránh những sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

 

 

Bài viết liên quan
Lên top
0901 558 186
Top